Bài viết hướng dẫn giải toán 6 tập 1 trang 121
Những nội dung dưới đây gồm các phần:
- Ôn tập các kiến thức cơ bản của bài học
- Nắm được cách làm và tham khảo đáp án các bài tập
Sẽ giúp các em học sinh nắm vững các kiến thức của bài học Khi nào thì AM + MB = AB? và giải bài tập trang 121 SGK Toán 6 tập 1 được tốt hơn.
Cùng bắt đầu!
Lý thuyết Khi nào AM + MB = AB?
Công thức cộng đoạn thẳng
Nếu điểm \(M\) nằm giữa hai điểm \(A\) và \(B\) thì \(AM+MB=AB.\)
Ngược lại, nếu \(AM+MB=AB\) thì điểm \(M\) nằm giữa hai điểm \(A\) và \(B.\)

Lưu ý.
a) Ta có thể dùng mệnh đề tương tự với các tính chất trên:
Nếu \(AM+MB \ne AB\) thì điểm \(M\) không nằm giữa \(A\) và \(B.\)
b) Cộng liên tiếp: Nếu \(M\) nằm giữa \(A\) và \(B,\) \(N\) nằm giữa \(M\) và \(B\) thì \(AM+MN+NB=AB.\)

Mục Lục Nội Dung
Giải bài tập trang 121 SGK Toán 6 tập 1
Hướng dẫn cách làm và lời giải các bài 46, 47, 48, 49, 50 trang 121 sách giáo khoa Toán lớp 6 tập 1:
Bài 46 trang 121 SGK Toán 6 tập 1
Hướng dẫn
Nếu điểm \(M\) nằm giữa hai điểm \(A\) và \(B\) thì \(AM + MB = AB.\)

Bài giải
Theo đề bài \(N\) là một điểm của đoạn thẳng \(IK\); \(N\) không trùng hai đầu mút vậy \(N\) phải nằm giữa hai điểm \(I\) và \(K\).
Vì \(N\) nằm giữa hai điểm \(I\) và \(K\) nên \(IK= IN + NK = 3 + 6 = 9\, (cm)\)
Vậy độ dài đoạn thẳng IK là 9 cm.

Bài 47 trang 121 SGK Toán 6 tập 1
Hướng dẫn
Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì \(AM + MB = AB. \)
Để so sánh hai đoạn \(EM\) và \(MF\) : ta cần tính độ dài từng đoạn thẳng ra rồi so sánh chúng với nhau.
Bài giải

\(M\) là một điểm của đoạn thẳng \(EF, M\) không trùng với hai đầu đoạn thẳng vậy \(M\) nằm giữa \(E\) và \(F\).
Vì \(M\) nằm giữa \(E\) và \(F\) nên ta có: \(EM+ MF= EF\).
Suy ra: \(MF=EF-EM=8-4=4\;( cm)\)
Lại có \(EM=4cm\) nên \(EM=MF\,(= 4cm)\) hay hai đoạn thẳng EM và MF có độ dài bằng nhau.
Bài 48 trang 121 SGK Toán 6 tập 1
Hướng dẫn
Tính độ dài sau \(4\) lần đo và cộng thêm \(\dfrac{1}{5}\) độ dài sợi dây nữa ta được chiều rộng lớp học.
Bài giải
Theo đề bài sau bốn lần căng dây đo liên tiếp thì khoảng cách giữa hai đầu dây và mép tường còn lại bằng \(\displaystyle {1\over 5}\) độ dài sợi dây, nên chiều rộng lớp học sẽ là độ dài của bốn lần sợi dây cộng với \(\displaystyle {1\over 5}\) lần độ dài sợi dây đó.
(chiều rộng lớp học) = (độ dài sau 4 lần đo) + (\(\dfrac{1}{5}\) độ dài sợi dây)
Chiều dài của \(\dfrac{1}{5}\) sợi dây là: \(1,25 . \dfrac{1}{5} = 0,25 m\)
Chiều rộng lớp học là: \(4.1,25 + 0,25 = 5,25 m\)
Vậy chiều rộng lớp học là \(5,25 m.\)
Bài 49 trang 121 SGK Toán 6 tập 1
Hướng dẫn
Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì \(AM + MB = AB.\)
Bài giải
a)

– Vì \(M\) nằm giữa hai điểm \(A\) và \(N\) nên \(AN = AM + MN\)
– Vì \(N \) nằm giữa hai điểm \(B\) và \(M\) nên \(BM = BN + MN\)
Theo đề bài: \(AN = BM\) nên \(AM + MN = BN + MN \Rightarrow AM = BN\)
(áp dụng tính chất: \(a + b = c + b \Rightarrow a = c\) )
Vậy \(AM = BN\).
b)

– Vì \(N\) nằm giữa \(A\) và \(M\) nên \(AN + MN= AM\) \(⇒ AN = AM – MN\)
– Vì \(M\) nằm giữa \(B\) và \(N\) nên \(BM + MN= BN\) \(⇒ BM = BN – MN\)
Theo đề bài: \(AN = BM\) nên \(AM – MN=BN-MN\) \(\Rightarrow AM=BN\)
(áp dụng tính chất: \(a – b = c – b ⇒ a = c\))
Vậy \(AM = BN\).
Tóm lại: Trong cả hai trường hợp thì hai đoạn thẳng AM và BN có độ dài bằng nhau.
Bài 50 trang 121 SGK Toán 6 tập 1
Hướng dẫn
Nếu AM + MB = AB thì điểm M nằm giữa hai điểm A và B.
Bài giải

Nếu \(TV + VA = TA\) thì điểm \(V\) nằm giữa hai điểm \(T\) và \(A\) (áp dụng phần Nhận xét trang 120 SGK Toán 6 tập 1).
Bài tiếp theo: Giải Toán 6 tập 1 trang 122
Trên đây là những kiến thức quan trọng và hướng dẫn giải toán 6 tập 1 trang 121 chi tiết được TuyểnSinhAZ biên soạn với mong muốn giúp các em học tốt môn Toán lớp 6