Bài viết hướng dẫn giải toán 6 tập 1 trang 124
Những nội dung dưới đây gồm các phần:
- Ôn tập các kiến thức cơ bản của bài học
- Nắm được cách làm và tham khảo đáp án các bài tập
Sẽ giúp các em học sinh nắm vững các kiến thức của bài học Vẽ đoạn thẳng cho biết độ dài và giải bài tập trang 124 SGK Toán 6 tập 1 được tốt hơn.
Cùng bắt đầu!
Mục Lục Nội Dung
Lý thuyết Vẽ đoạn thẳng cho biết độ dài
Vẽ đoạn thẳng trên tia
- Cách 1: Dùng thước đo có chia khoảng (tương tự như đo đoạn thẳng)
- Cách 2: Dùng compa.
Nhận xét: Trên tia \(Ox\) bao giờ cũng vẽ được một và chỉ một điểm \(M\) sao cho \(OM=a\) (đơn vị độ dài)
Dấu hiệu nhận biết một điểm nằm giữa hai điểm khác
Trên tia \(Ox\) có hai điểm \(M\) và \(N,\) \(OM=a, ON=b.\) Nếu \(0<a<b\) thì điểm \(M\) nằm giữa hai điểm \(O\) và \(N.\)
Giải bài tập trang 124 SGK Toán 6 tập 1
Hướng dẫn cách làm và lời giải các bài 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59 trang 124 sách giáo khoa Toán lớp 6 tập 1:
Bài 53 trang 124 SGK Toán 6 tập 1
Hướng dẫn
+) Trên tia \(Ox\) có hai điểm \(M\) và \(N,\) \(OM=a, ON=b.\) Nếu \(0<a<b\) thì điểm \(M\) nằm giữa hai điểm \(O\) và \(N.\)
+) Nếu điểm \(M\) nằm giữa hai điểm \(A\) và \(B\) thì \(AM + MB = AB\)
+) Để so sánh hai đoạn thẳng ta so sánh độ dài của chúng.
Bài giải

Trên tia \(Ox\) có \(2\) điểm \(M,N\) mà \(OM < ON\, ( 3cm<6cm)\) nên điểm \(M\) nằm giữa hai điểm \(O\) và \(N\).
Do đó: \(OM+MN=ON\);
Suy ra \(MN=ON-OM= 6-3=3(cm).\)
Ta thấy \(OM=3cm\) và \(MN=3cm\)
Nên \(OM=MN\,(=3cm). \)
Bài 54 trang 124 SGK Toán 6 tập 1
Hướng dẫn
Nhận xét: Trên tia \(Ox, OM = a, ON = b,\) nếu \(0 < a < b\) thì điểm \(M\) nằm giữa hai điểm \(O\) và \(N.\)
Bài giải

Ta có \(A,B,C\) thuộc tia \(Ox\) và \(OA=2cm , OB= 5cm, OC=8 cm\).
Vì \(OA<OB\) \((2cm<5cm)\) nên \(A\) nằm giữa \(O\) và \(B\) do đó: \(OA+AB=OB\) suy ra \(BA=OB-OA=5-2=3cm\)
Vì \(OB<OC\) \((5cm<8cm)\) nên \(B\) nằm giữa \(O\) và \(C\) do đó: \(OB+BC=OC\) suy ra \(BC=OC-OB=8-5=3cm\)
Ta có: \(BA=3cm\) và \(BC=3cm\)
Suy ra \(BC=BA\,(=3cm).\)
Bài 55 trang 124 SGK Toán 6 tập 1
Hướng dẫn
Nhận xét: Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB.
Bài giải
Có hai trường hợp xảy ra:
- Trường hợp 1: (A) nằm giữa (O) và (B).
Ta có: (OB=OA+ AB=8 +2 =10 cm).

- Trường hợp 2: (B) nằm giữa (O) và (A).
Ta có: (OB+ BA= OA)
Suy ra (OB=OA-BA \Rightarrow OB= 8 – 2 = 6(cm)).

Vậy bài toán có hai đáp số là (10 cm) và (6 cm).
Bài 56 trang 124 SGK Toán 6 tập 1
Hướng dẫn
+ Trên tia \(Ox\) có \(OM=a;ON=b\). Nếu \(0<a<b\) thì điểm \(M\) nằm giữa hai điểm \(O\) và \(N\)
+ Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì \(AM + MB = AB.\)
Bài giải
a)

Trên tia (AB) có hai điểm (C,B) mà (AC< AB\, (1cm<4cm)) nên (C ) nằm giữa hai điểm (A) và (B).
Do đó: (AC+ CB= AB) suy ra (CB=AB-AC= 4-1= 3(cm))
b)

Điểm (D) thuộc tia đối của tia (BC) nên điểm (B) nằm giữa (C) và (D).
Do đó: (CD = CB+BD=3+2=5(cm).)
Bài 57 trang 124 SGK Toán 6 tập 1
Hướng dẫn
+ Trên tia \(Ox\) có \(OM=a;ON=b\). Nếu \(0<a<b\) thì điểm \(M\) nằm giữa hai điểm \(O\) và \(N\)
+ Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì \(AM + MB = AB.\)
Bài giải

a, Vì điểm \(B\) nằm giữa \(A\) và \(C\) nên \(AB+BC = AC\)
Suy ra \(AB=AC – BC = 5 – 3 = 2 (cm)\).
b) Trên tia \(BC\) có hai điểm \(C, D\) mà \(BC=3cm, BD=5cm\) suy ra \(BC< BD\,(3cm<5cm)\)
Do đó \(C\) nằm giữa \(B\) và \(D\).
Suy ra \(BC+CD= BD\)
\( \Rightarrow CD=BD – BC= 5 -3 = 2(cm).\)
Ta có: \(AB=2cm\) và \(CD=2cm\)
Nên \(AB=CD\,(= 2cm)\).
Bài 58 trang 124 SGK Toán 6 tập 1
Hướng dẫn
Sử dụng thước thẳng hoặc compa.
Bài giải
Cách 1: Dùng thước kẻ
+ Vẽ tia Ax bất kì
+ Đặt cạnh thước (phần có vạch đo kích thước) nằm trên tia Ax sao cho vạch số 0 của thước trùng với gốc A của tia.
+ Vạch số 3,5cm của thước sẽ cho ta điểm B. Đoạn thẳng AB là đoạn thẳng cần vẽ.

Cách 2: Dùng thước kẻ và compa
+ Vẽ đường thẳng a bất kì.
+ Trên đường thẳng a lấy một điểm A bất kì. Dùng compa quay một vòng tròn tâm A, bán kính 3,5cm.
+ Đường tròn sẽ cắt đường thẳng a tại 2 điểm. Hai điểm này sẽ là điểm B cần tìm (bạn chọn lấy điểm nào cũng được).

Bài 59 trang 124 SGK Toán 6 tập 1
Hướng dẫn
Trên tia \(Ox, OM = a, ON = b,\) nếu \(0 < a < b\) thì điểm \(M\) nằm giữa hai điểm \(O\) và \(N.\)
Bài giải

Vì cả 3 điểm \(M, N, P\) đều nằm trên tia Ox mà \(OM < ON < OP \) (do \(2cm<3cm<3,5cm)\) nên điểm N nằm giữa hai điểm M và P.
Bài tiếp theo: Giải Toán 6 tập 1 trang 126
Trên đây là những kiến thức quan trọng và hướng dẫn giải toán 6 tập 1 trang 124 chi tiết được TuyểnSinhAZ biên soạn với mong muốn giúp các em học tốt môn Toán lớp 6.